Những điều cần biết về mặt bằng tầng hầm

5/5 - (3 bình chọn)

Trước tiên phải nói rằng, bố cục mặt bằng kiến trúc là hạng mục vô cùng quan trọng trong bất kỳ công trình nào. Việc setup mặt bằng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, tiện ích và độ bền của công trình. Tuy nhiên đó là mặt bằng nói chung, còn đối với mặt bằng tầng hầm nói riêng thì cụ thể thế nào? Xin mời bạn đọc cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

Mặt bằng là gì ?

Khái niệm

 

Mặt bằng tầng hầm

 

Mặt bằng được xem là hình chiếu của các công trình lên mặt phẳng ngang. Khi nhìn vào mặt bằng, chúng ta sẽ có cảm giác như đứng ở vị trí cao nhất và nhìn bao quát được không gian của tổng thể công trình. Trong tất cả công trình nhà phố dân dụng, biệt thự, khách sạn, công trình công cộng…tất cả đều nhất thiết phải có bản vẽ triển khai mặt bằng tổng thể.

Vai trò của mặt bằng trong xây dựng

Cung cấp thông tin cơ bản về công trình

 

Mặt bằng tầng hầm

 

Việc có được bản vẽ mặt bằng chuẩn xác cũng giống như chúng ta nắm được 50% tỷ lệ thành công khi thi công vậy. Nó sẽ cung cấp những thông tin sau:
– Kiến trúc tổng thể của mẫu thiết kế: Số lượng khu vực chức năng phòng, số tầng, diện tích chung.
– Kích thước chi tiết: Kích thước (rộng, dài) của mỗi phòng, độ dày tường trong tường ngoài, kích thước mặt cắt từng cột trụ, khu vực giao thông trong nhà

Giúp kỹ sư xây dựng bố trí nội thất

 

Mặt bằng tầng hầm

 

Với các thông tin chi tiết, bản vẽ mặt bằng sẽ cho kỹ sư biết được vị trí cụ thể của từng món đồ nội thất, của các khu vực chức năng. Thêm vào đó, đối với các công trình nhà phố dân dụng nói riêng thì mỗi tầng sẽ sở hữu một bằng khác nhau.

Dễ dàng quản lý công trình

Mặt bằng chi tiết sẽ giúp cho quá trình bảo hành công trình về sau thuận lợi hơn rất nhiều. Việc nắm bắt được chính xác từng khu vực chức năng nằm ở vị trí nào sẽ giúp kỹ sư đưa ra được phương án bảo trì, xử lý tốt nhất.

Giúp gia chủ sinh hoạt thuận tiện

Thực tế bản vẽ mặt bằng luôn được các kiến trúc sư bố trí một cách cân đối và phù hợp nhất đối với từng trường hợp. Chính sự khoa học đó là tiền đề giúp cho gia chủ không gặp trở ngại trong quá trình sử dụng sau này, đồng thời còn giúp giảm nhẹ sức lao động khi dọn dẹp, lau chùi.

Tầng hầm là gì ?

Khái niệm

“Tầng hầm là tầng mà quá một nửa chiều cao của nó nằm dưới cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.” Theo quy định tại điều 3.6.1 của QCVN 06:2010/BXD.

Vai trò của tầng hầm

Trong các khu đô thị lớn thì tầng hầm là hạng mục quan trọng và không thể thiếu trong các thiết kế công trình chung cư, khu đô thị hay trung tâm thương mại. Vai trò của tầng hầm được thể hiện rõ ở 2 điểm sau:

Làm bãi giữ xe thông minh

Như bạn cũng thấy tại Việt Nam hiện nay, tốc độ đô thị hóa vẫn còn tỉ lệ nghịch với tốc độ phát triển của hạ tầng giao thông. Mức sống của người dân còn thấp và vẫn lựa chọn phương tiện cá nhân để chi chuyển (việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng chưa phổ biến). Chính điều này dẫn đến việc nhu cầu có một nơi đỗ xe an toàn càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Trong hầu hết các công trình hiện nay, tầng hầm luôn được sử dụng là nơi trông giữ xe máy, ô tô cho khách hàng (ở các khu trung tâm thương mại, khách sạn…) cũng như cho dân cư tại các khu chung cư nói riêng. Điều này vừa mang lại kiến trúc gọn gàng, khoa học cho công trình lại vừa nâng cao được hiệu quả kinh tế khi khu vực để xe không chiếm dụng và ảnh hưởng đến các khu vực vực kinh doanh khác.

Bên cạnh đó, tầng hầm còn cực phù hợp cho những ngôi nhà ống hiện đại. Hạng mục này không chỉ giúp phương tiện đi lại của gia chủ được bảo vệ trước thời tiết mà còn mang đến sự gọn gàng, ngăn nắp cho cấu trúc những căn nhà ống vốn dĩ đã chật hẹp

Làm kho để đồ

Thực tế, kiến trúc sư sẽ tính toán và sử dụng tầng hầm như một nhà kho thực thụ. Đây là nơi sẽ lắp đặt hệ thống thông khí, cáp quang mạng cũng như điện cho toàn thể công trình, vừa an toàn lại vừa đạt được hiệu quả cao về thẩm mỹ. Bên cạnh đó, việc sử dụng tầng hầm làm kho chứa đồ còn giúp gia chủ tiết kiệm được một khoản kinh phí khi không phải xây thêm một kho trữ đồ nào nữa.

Nâng mặt bằng chung các tầng còn lại

Thực tế khi xây tầng hầm thì mặt bằng chung của kiến trúc nhà được nâng lên. Điều này đồng nghĩa với việc tổng thể ngôi nhà sẽ thông thoáng, tránh được độ ẩm và đón nhận được trọn vẹn nhất ánh nắng mặt trời mỗi sớm mai thức dậy. Tuy nhiên có một lưu ý rằng, việc thiết kế mặt bằng tầng hầm phải đáp ứng được yếu tố khoa học, đảm bảo an toàn, chống cháy nổ.

Tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm

Tiêu chuẩn về độ dốc

 

Quy định về độ dốc trong thiết kế mặt bằng tầng hầm

 

Chúng tôi xin trích dẫn nguyên văn nội dung mà công văn công văn số 94/BXD-KHCN ngày 6/3/2017 của Bộ Xây dựng ban hành: “Quy định tiêu chuẩn độ dốc xuống tầng hầm đối với các phương tiện giao thông (ô tô, xe máy) lên xuống tầng hầm tại dự thảo tiêu chuẩn “Nhà cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế” do Viện Nghiên cứu Kiến trúc đang biên soạn có quy định đối với tầng hầm dùng để làm gara xe (bãi để xe) như sau: Độ dốc của các lối ra vào tầng hầm không lớn hơn 15% so với chiều sâu.”

Chi tiết hơn:

  • Độ cao của mặt bằng tầng hầm phục vụ nhu cầu để xe: 2,2m
  • Độ dốc của lối xuống tầng hầm ít nhất phải đạt 13%
  • Bắt buộc có 1 thang máy để đưa khách từ các tầng chức năng phía trên xuống khu vực tầng hầm
  • Bắt buộc có hệ thống thông khí, chống thấm
  • Đường dốc cong và đường dốc thẳng nằm là 17%
  • Kích thước lối ra của tầng hầm: 0.9m x 1.2m.
  • Một tầng hầm bắt buộc có tối thiểu 2 lối ra
  • Một quy định nữa, đó là lối ra của khu vực tầng hầm phải được thiết kế theo hướng thẳng ra trục đường giao thông chính. Tuyệt đối không để lối ra dẫn đến khu vực chức năng của công trình.
  • Bộ phận nền cần được bố trí bê tông cốt thép với độ dày từ 20cm nhằm mục đích tránh việc nước thải ngấm vào nền.
  • Tầng hầm cũng bắt buộc phải có rãnh âm nhằm chứa nước mưa tràn và dẫn nước sang lỗ ga. Bên cạnh đó tầng hầm cũng bắt buộc phải bố trí máy bơm nước. Tác dụng của nó là bơm ngược nước mưa ra đường lớn những khi có ngập úng.

Tiêu chuẩn về độ cao – độ rộng

  • Độ cao – rộng sẽ được tính toán dựa vào đặc thù và nhu cầu sử dụng của công trình. Tuy nhiên về cơ bản thì tầng hầm vẫn có những quy chuẩn rõ ràng do Bộ Xây Dựng ban hành.
  • Nếu công trình thuộc nhà ở thương mại: Tầng hầm có ít nhất 20m2 chỗ đỗ xe (tương ứng với 100m2 diện tích sử dụng)
  • Với công trình nhà ở xã hội: 100m2 diện tích sử dụng chung sẽ tương ứng với tối thiểu 12m2 tầng hầm đỗ xe.
  • Chiều cao thấp nhất của tầng hầm là 2,2m. Điều này giúp đảm bảo an toàn khi xe ra vào.
  • Khu vực để xe máy trong tầng hầm thì diện tích được quy định là 2,5 đến 3m2/xe
  • Chỗ để xe đạp thì diện tích cho xe đạp là 0,9m2
  • Chỗ đỗ xe ô tô thì một ô tô sẽ tương ứng với diện tích 25m2/xe

Cách đọc bản vẽ mặt bằng tầng hầm

Trước tiên phải khẳng định rằng, đọc bản vẽ mặt bằng tầng hầm cũng không quá phức tạp nhưng với những khách hàng không am hiểu lĩnh vực xây dựng thì lại tương đối khó.
Tuy nhiên nếu đã có ý định xây dựng thì bạn cũng nên tìm hiểu về cách đọc chính xác bản vẽ thiết kế mặt bằng tầng hầm nói riêng. Điều này sẽ giúp bạn hiểu hơn những điều kiến trúc sư muốn diễn đạt. Đồng thời khi đã hiểu về bản vẽ thì bạn cũng có thể tự tin trao đổi với kiến trúc sư nhằm tìm được giải pháp khả thi nhất. Vậy cách đọc chính xác bản vẽ mặt tầng hầm cụ thể ra sao?

Các ký hiệu trong mặt bằng

Trước hết bạn phải biết được toàn bộ các ký hiệu của từng nét vẽ khác nhau. Lý do là bởi bản vẽ mặt bằng chỉ được thể hiện thông qua những con số, nét vẽ. Hiểu được ý nghĩa của chúng là tiền đề giúp bạn nắm bắt được các thông số cơ bản của bản vẽ.

 

ký hiệu bản vẽ mặt bằng tầng hầm

 

Đây chính là các loại nét vẽ trong cách đọc bản vẽ thiết kế nói chung và bản vẽ mặt bằng tầng hầm nói chung. Còn trong trường hợp có nhiều nét vẽ trùng nhau thì thứ tự đọc sẽ như sau:

  • Đọc nét liền đậm trước (đường bao thấy, cạnh thấy)
  • Tiếp theo sẽ đọc đến nét đứt (đường bao khuất, cạnh khuất)
  • Sau đó đến nét chấm gạch mảnh (giới hạn mặt phẳng cắt có hai nét đậm ở hai đầu)
  • Đọc nét chấm gạch mảnh tại đường tâm, trục đối xứng
  • Cuối cùng sẽ là đọc đường kích thước (nét liền mảnh)

Các quy định về kích thước trên bản vẽ

 

ký hiệu bản vẽ mặt bằng tầng hầm

 

  • Đơn vị đo độ dài là mm, không ghi đơn vị sau con số kích thước
  • Đơn vị đo độ cao là m, không ghi đơn vị sau con số kích thước
  • Đơn vị đo kích thước góc là độ, giây, phút, đặc biệt phải ghi đơn vị sau con số kích thước

Nhận biết các ký hiệu trong bản vẽ.

Nếu chủ đầu tư nắm rõ được các ký hiệu thì việc đọc bản vẽ sẽ trở nên cực kỳ đơn giản

 

ký hiệu bản vẽ mặt bằng tầng hầm

ký hiệu bản vẽ mặt bằng tầng hầm

ký hiệu bản vẽ mặt bằng tầng hầm

 

Tỉ lệ của bản vẽ tầng hầm

  • Thông thường tỉ lệ của bản vẽ mặt bằng tầng hầm sẽ là 1:100. Khi đọc bản vẽ này, bạn cần nắm bắt những thông tin sau:
  • Kích thước chiều dài, rộng, cao của không gian tầng hầm
  • Chiều rộng hành lang di chuyển, lỗ cửa trên tường…
  • Chiều dày tường, vách ngăn, độ dốc của đường dẫn xuống tầng hầm
  • Kích thước mặt cắt các cột
  • Diện tích phòng ngủ giúp việc, phòng WC, phòng tắm (thực tế có những chủ đầu tư vẫn bố trí những khu vực chức năng trên ngay không gian tầng hầm)

 

Tham khảo mẫu mặt bằng tầng hầm biệt thự

 

Bản vẽ mặt bằng biệt thự có tầng hầm nội thất biệt thự tân cổ điển tại Nam Cường giới thiệu trong chuyên mục bài viết này giúp mọi người có thể chọn lựa công năng phù hợp cho tổ ấm của gia đình mình

Như đã giới thiệu với mọi người trong mẫu thiết kế nội thất tân cổ điển tại Hải Phòng đã cho mọi người cảm nhận được vẻ đẹp sang trọng, quý phái của biệt thự tân cổ điển được các kiến trúc sư Nam Cường thiết kế trong thời gian vừa qua. Trong chuyên mục bài viết này, Nam Cường xin giới thiệu đến quý vị bạn đọc mặt bằng thi công nội thất biệt thự tân cổ điển tại Hải Phòng của chủ đầu tư là chị Hòa.

Bản vẽ mặt bằng biệt thự có tầng hầm

Mỗi công trình thiết kế đều mang theo niềm đam mê, sự nỗ lực của các kiến trúc sư Nam Cường. Ngoài ra trước khi lên phương án thiết kế các kiến trúc sư đều trao đổi, tìm hiểu nhu cầu, sở thích từ chủ đầu tư và gia đình để lên phương án thích hợp nhất, hiệu quả nhất. Dưới đây là cách bài trí công năng nội thất theo phương án chuẩn để phù hợp với nhu cầu của gia chủ:

 

Tầng hầm

Gara ô tô: 70,5 m2
Phòng ngủ 1: 20 m2
Wc 1A: 4,6 m2
Kho, sân ngoài trời
Thang bộ, thang máy

mặt bằng biệt thự có tầng hầm

Tầng 1

Phòng khách: 60 m2
Phòng ăn + bếp: 35 m2
Wc 1B: 4 m2
Tiểu cảnh, sân ướt
Tường cây, khu lấy sáng
Thang bộ, thang máy

mặt bằng biệt thự

 

Tầng 2

Phòng ngủ 2: 20 m2
Phòng ngủ 3: 35 m2
Wc 2: 4,8 m2
Wc 3: 15 m2
Phòng thay đồ 7,9 m2
Ban công, thang bộ, thang máy

 

mặt bằng biệt thự có tầng hầm

 

Tầng 3

Phòng ngủ 4: 20 m2
Phòng ngủ 5: 23 m2
Phòng ngủ 6: 23 m2
Wc 4: 4,8 m2
Wc 5: 5,5 m2
Wc 6: 6 m2

 

Ban công, thang bộ, thang máy

 

mặt bằng biệt thự

 

Tầng tum

Phòng thể thao: 16 m2

Phòng thờ: 24,4 m2

Sân chơi: 19,2 m2

Sân giặt phơi: 20 m2

Kho gia đình: 6 m2

Thang bộ, thang máy

"<yoastmark

 

Trong bản vẽ mặt bằng biệt thự có tầng hầm, tầng hầm với thiết kế gara rộng rãi, diện tích khoảng 70m2. Đi kèm theo đó là phòng ngủ và phòng vệ sinh khép kín dành cho người giúp việc, diện tích phòng ngủ 20m2 cùng phòng WC là 4.6m2. Đây là không gian vừa phải, thích hợp cho người sử dụng thuận tiện, riêng tư với các gian phòng bên trên. Ngoài ra còn có kho và sân bên ngoài trời

Tầng 1 với nội thất phòng khách rộng 60m2, là không gian chủ đạo đại diện cho toàn bộ công năng nội thất nối liền cùng phòng bếp ăn có diện tích 35m2. Xung quanh khu vực phòng bếp ăn là sân ướt, tiêu cảnh đặt trong phòng và tường cạnh bên hông phòng bếp, giúp lấy ánh sáng vào bên trong.

Tầng 2 trong bản vẽ mặt bằng biệt thự có tầng hầm là khu vực dành cho phòng ngủ, phòng ngủ 2 và phòng ngủ 3 có diện tích lần lượt là 20m2 và 35m2. Cạnh phòng ngủ 3 là khu vực phòng thay đồ 7.9m2 và phòng WC3 rộng 15m2 chứa phòng xông hơi, phòng tắm và bồn Jacuzzi, đầy đủ mọi tiện nghi cho sinh hoạt.

Tầng 3 chứa ba phòng ngủ lần lượt là phòng ngủ 4,5 và 6. Từng phòng đều có phòng vệ sinh khép kín, bao gồm: phòng ngủ 4 diện tích 20m2, phòng ngủ 5 diện tích là 23m2, phòng ngủ là 23m2.

Tầng tum là khu vực bao gồm các công năng còn lại như: phòng thờ là 24.4m2, sân chơi diện tích 19.2m2, sân giặt phơi là 20m2, phòng thể thao 16m2 và kho gia đình là 6m2. Công năng nội thất đã được các kiến trúc sư tính toán kĩ lưỡng sao cho phù hợp với từng thành viên trong gia đình chủ đầu tư mang lại sự hài lòng cao nhất cho gia chủ

Với mỗi không gian sống khác nhau, Nam Cường đều mang đến những mẫu thiết kế khác nhau không có sự trùng lặp, để làm được như vậy không thể không kể đến tâm huyết cũng như sự nỗ lực hết mình của đội ngũ Thiết kế Nam Cường. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế bản vẽ mặt bằng biệt thự có tầng hầm, hãy gọi ngay tới hotline 0976222555 để chúng tôi tư vấn cho các bạn tốt nhất.

 

Trên đây là giới thiệu của thiết kế Nam Cường về những thông tin bổ ích xung quanh bản vẽ mặt bằng tầng hầm. Việc nắm rõ được những thông tin này sẽ giúp gia chủ thêm hiểu hơn về ngôi nhà của mình cũng như hiểu hơn những gì kiến trúc sư truyền đạt.